Chăm Sóc Da Khi Mang Thai

Trong thời gian mang thai làn da của chị em phụ nữ thay đổi rất nhiều, trở nên kém mịn màng, khô hơn và bị sạm nám tấn công, điều này khiến cho nhiều chị em vô cùng lo lắng. Tuy nhiên, bôi kem trị nám, hay bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào trong giai đoạn này, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến thai nhi. 

Trong khuôn khổ bài viết này Genki Fami xin giới thiệu đến chị em những cách chăm sóc da an toàn tại nhà trong thời gian thai kỳ, để hạn chế tình trạng da trở nên xấu hơn.

 

1. Những vấn đề về da thường gặp phải khi mang thai

 

1.1. Nám da, sạm da

Sạm, nám da khi mang thai là tình trạng bình thường và phổ biến ở phụ nữ mang thai sự thay đổi của hooc-môn tác động gây sản sinh nhiều melanin, khiến cho các vết sạm da, đốm đen xuất hiện nhiều trên mặt, ngoài ra, các khu vực khác trên cơ thể da cũng trở nên sậm màu hơn. 

 

1.2. Rạn da khi mang thai

Rạn da chân, rạn đùi, rạn bụng sau khi sinh là hiện tượng thường gặp, đồng thời cũng là nỗi lo của rất nhiều chị em phụ nữ. Rạn da xuất hiện khi trọng lượng cơ thể người mẹ tăng nhanh hơn so với mức độ co giãn của da.

 

Theo sự phát triển của thai nhi, các vết rạn có thể sẽ lớn dần lên khi cân nặng của mẹ bầu tăng nhanh. Màu sắc của vết rạn phụ thuộc vào sắc tố da của người mẹ. Các vết rạn không đau nhưng giác ngứa và châm chích do sự căng giãn da.

 

1.3. Mụn trứng cá

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể ở phụ nữ mang thai có thể khiến tình trạng mụn trứng cá bùng phát, đặc biệt là trong ba tháng cuối của thai kỳ khiến nhiều mẹ bầu căng thẳng, stress.

 

Ngoài nguyên nhân thay đổi nội tiết tố, các yếu tố miễn dịch liên quan đến thai kỳ cũng ảnh hưởng tới mụn trứng cá ở chị em phụ nữ.

 

Với những trường hợp mụn trứng cá nhẹ, mẹ bầu có thể học cách chăm sóc da an toàn tại nhà để giảm thiểu tình trạng bít tắc lỗ chân lông - nguyên nhân chính gây ra tình trạng mụn trứng cá.

 

Tuy nhiên, với những trường hợp nặng, chị em nên sớm đi khám với các bác sĩ Da liễu để có phương pháp điều trị phù hợp, tránh để tình trạng viêm lan rộng, hình thành mụn bọc khó điều trị hơn và dễ để lại biến chứng.

 

Chị em tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn hoặc sử dụng thuốc điều trị vì nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây dị dạng, quái thai.

 

1.4. Nổi mề đay và mẩn ngứa khi mang thai

 

Nổi mề đay và mẩn ngứa thường xuất hiện trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

 

Nguyên nhân nổi mề đay khi mang thai có thể là do thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng (phấn hoa, côn trùng, lông động vật, hóa chất...),thay đổi thời tiết, cơ địa, sức đề kháng kém,...

 

Nổi mề đay có thể xác định qua một số dấu hiệu điển hình như các nốt mẩn đỏ tập trung ở một vị trí hoặc rải rác nhiều nơi trên cơ thể. Người bệnh có thói quen gãi sẽ khiến mẩn đỏ lan rộng, trầy xước, nhiễm trùng da.

 

Bệnh mề đay có thể xuất hiện và tự biến mất sau khi sinh. Nhưng trong quá trình mang thai, nếu không điều trị, bệnh sẽ tái phát nhiều lần, chuyển sang giai đoạn mạn tính kèm các biểu hiện đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau họng, khó thở, ra nhiều khí hư.

 

Mề đay trong một vài trường hợp không gây nguy hiểm, nhưng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như ứ mật trong gan, khiến thai phụ có nguy cơ sinh non và thiếu máu sau sinh.

 

 

1.5. Suy tĩnh mạch khi mang thai

 

Ở phụ nữ mang thai, tiết tố nữ estrogen và máu sản sinh nhiều hơn mức bình thường khiến cho tĩnh mạch bị ảnh hưởng. Suy tĩnh mạch khi mang thai khiến mạch máu sưng, nổi gồ, dễ dàng nhìn thấy trên da.

 

Bên cạnh biểu hiện trên da, suy tĩnh mạch còn gây ra các triệu chứng đau nhức gây hạn chế vận động, khó khăn khi đi lại, mất ngủ, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của bà bầu. Tình trạng này sẽ biến mất sau khi sinh nở nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.

 

Tuy nhiên, khi thấy những dấu hiệu bất thường như: Sưng nóng, đỏ vùng da xung quanh, đau nhức ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, thì nên đi khám bác sĩ để biết rõ nguyên nhân và được điều trị một cách an toàn nhất.

 

Cơ thể thay đổi khi mang thai là điều bình thường mà bất cứ phụ nữ nào cũng gặp phải, do đó chị em không nên lo lắng quá. Trong trường hợp có những biểu hiện bất thường, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc tự điều trị, mà chị em hãy đến bệnh viện để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn và đưa ra cách điều trị an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

 

2. Những cách chăm sóc da mặt trong thai kỳ an toàn tại nhà dành cho mẹ bầu.

 

Những cách chăm sóc da tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản giúp các mẹ bầu tự tin với làn da khỏe khoắn, rạng ngời và đặc biệt là không có bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi dưới đây, mẹ bầu hãy tham khảo nhé.

 

2.1. Rửa mặt 1-2 lần/ ngày

Khi mang thai làn da của các chị em thường rơi vào 2 tình cảnh, hoặc là khô hơn hoặc sẽ tiết bã nhờn nhiều hơn mức bình thường.

Tuy nhiên, dù da khô hơn hay dầu hơn thì rửa mặt vẫn là cách chăm sóc da mặt cho bà bầu cần được chú ý và thực hiện đều đặn.

 

Đối với các chị em da dầu, nhờn nên rửa mặt 2 lần/ ngày giúp da khô thoáng hơn, hạ chế tình trạng mụn xuất hiện. Lúc này các mẹ nên lựa chọn dòng sữa rửa mặt được chiết xuất từ thành phần tự nhiên, hữu cơ, tuyệt đối nói không với các sản phẩm sữa rửa mặt tổng hợp, nhiều bọt, dạng hạt lớn dễ gây kích ứng da, nổi mẩn đỏ, thậm chí là viêm nhiễm.

 

Đối với chị em da khô, chỉ nên rửa mặt vào buổi tối trước khi đi ngủ, buổi sáng có thể dùng toner để làm sạch da nhẹ nhàng, điều này giúp da không bị khô nhưng vẫn sạch và giữ được độ ẩm cần thiết, hạn chế tình trạng lão hóa sớm.

 

2.2. Uống 1 cốc nước chanh mật ong vào sáng sớm

Một cốc nước chanh pha mật ong vào buổi sáng không chỉ giúp chị em tăng cường sức đề kháng, giúp tinh thần tỉnh táo mà chúng còn giúp cải thiện tình trạng da tối màu, sạm, nám hiệu quả .

 

Công thức: ½ quả chanh tươi + 1 thìa mật ong nguyên chất + nước nước ấm

 

Việc uống nước ấm cũng là cách để cơ thể của các mẹ bầu được điều hòa tốt hơn so. Đây cũng chính là cách chăm sóc da mặt cho bà bầu hiệu quả mà chị em có thể áp dụng.

 

Lưu ý: Chị em nên chọn mua mật ong nguyên chất tại những địa chỉ đáng tin cậy nhé!

 

2.3. Tránh xa  nước ngọt, nước có gas, nước trái cây đóng chai

Khi mang thai bạn cần cung cấp cho cơ thể những thực phẩm sạch, tươi, hạn chế sự có mặt của các thành phần hóa học, chất bảo quản, chế phẩm… Điều này giúp hạn chế những ảnh hưởng đến thai nhi, vừa giúp mẹ bầu giữ dáng, đẹp da.

 

Do đó, cách chăm sóc da mặt cho bà bầu nên là các loại nước ép trái cây tươi, nước lọc để tăng độ đàn hồi, tươi trẻ cho làn da.

 

2.4. Đắp mặt nạ từ thiên nhiên phù hợp với từng loại da

 

Đắp mặt nạ luôn luôn là sự lựa chọn và là cách chăm sóc da mặt cho mẹ bầu hoàn hảo, thời điểm mà các mẹ bầu hạn chế sử dụng mỹ phẩm.

 

Tùy thuộc vào tình trạng da mà chúng ta sẽ bổ sung các loại mặt nạ khác nhau, giúp nuôi dưỡng và tái tạo làn da hiệu quả

 
  • Da khô nên bổ sung mặt nạ cấp ẩm từ dưa leo, nha đam, mật ong, dầu dừa..

  • Da dầu, nhờn nên bổ sung mặt nạ chống viêm, chống khuẩn như nghệ, mật ong, sữa chua

  • Da nhạy cảm nên ưu tiên các mặt nạ lành tính như dưa leo, mật ong...

 

2.5. Sử dụng kem dưỡng ẩm, kem chống nắng hữu cơ

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu không thể thiếu 2 nhân tố là kem dưỡng và kem chống nắng với 2 chức năng là chăm sóc và bảo vệ da hiệu quả.

 

Đối với kem dưỡng chị em nên ưu tiên dòng kem hữu cơ dịu nhẹ, chỉ có tác dụng cấp ẩm, hạn chế các kem dưỡng làm trắng sáng da.

Đối với kem chống nắng nên ưu tiên dòng kem hữu cơ thay vì kem chống nắng hóa học gây kích ứng da.

 

Tuyệt đối tránh các sản phẩm làm trắng, trị mụn chứa thành phần hóa học gây hại.

 

Trong thời gian mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ, chị em được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, cụ thể là các dòng kem làm trắng, trị mụn chứa thành phần hóa học có khả năng tác động đến sự phát triển của thai nhi.

 

2.6. Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi

 

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu luôn gắn liền với sự phát triển của thai nhi, việc bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, tăng cường chất xơ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh mà còn giúp làn da của chị em tràn đầy sức sống. Những thực phẩm chị em nên bổ sung đầy đủ cho cơ thể trong thời gian thai kỳ như: Cây họ đậu, khoai lang, cá hồi, quả mọng, bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh đậm...

 

2.7. Ngủ sớm, đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng

Cách chăm sóc da mặt cho bà bầu cuối cùng đó là duy trì chế độ sinh hoạt, thói quen sống lành mạnh, tránh suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng, điều này dễ khiến chị em rơi vào tình trạng trầm cảm, nhan sắc xuống dốc nhanh chóng.

 

3. Những sản phẩm tuyệt đối KHÔNG dùng trong thời gian thai kỳ

Bất kỳ sản phẩm nào có chứa các thành phần hoá học liệt kê dưới đây, mẹ bầu tuyệt đối KHÔNG được sử dụng:

 

Retinoids: Có trong các sản phẩm trị mụn, chống lão hóa. Nên tránh sử dụng Retinoids trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ vì dễ khiến thai nhi bị dị tật.

 

BHA:  (phổ biến nhất là Salicylic Acid) được khuyến cáo cân nhắc khi sử dụng bởi có nguy cơ gây dị tật cho thai nhi.

 

Tetracycline: Là một dạng kháng sinh có thể gây tổn thương gan cho phụ nữ mang thai nếu dùng quá liều và không đúng hướng dẫn. Loại thuốc này có thể truyền qua nhau thai làm biến đổi màu răng của bé.

Formaldehyde:  Có trong mascara, sơn móng tay, thuốc làm tóc,... khi dùng quá nhiều có thể làm giảm khả năng sinh sản và gây ra tình trạng sảy thai, sinh non.

 

Parabens: Là chất bảo quản có trong các sản phẩm chăm sóc da gây mất cân bằng nội tiết tố khi mang thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ.

 

Oxybenzone: Thường thấy trong các sản phẩm kem chống nắng hóa học không an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

 

Talc: Thường thấy trong các sản phẩm trang điểm như phấn phủ có nguy cơ gây ung thư.

 

Hi vọng những thông tin Genki Fami chia sẻ trên đây đã giúp chị em có thêm kiến thức để chăm sóc cho sức khỏe và làn da trong thai kỳ, để “mẹ bầu hiện đại” không ngại làm những điều mình thích!

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
article